Tên gọi Chiến_tranh_Trung_–_Nhật

Ở Trung Quốc và Đài Loan, cuộc chiến được biết đến nhiều nhất với tên gọi "Chiến tranh kháng Nhật" (tiếng Trung giản thể: 抗日战争; tiếng Trung phồn thể: 抗日戰爭) và tên rút gọn của nó là "Kháng chiến chống Nhật" (tiếng Trung: 抗日) hoặc "Kháng chiến" (tiếng Trung giản thể: 抗战; tiếng Trung phồn thể: 抗戰). Nó còn có tên gọi khác là "Kháng chiến tám năm" (tiếng Trung giản thể: 八年 抗战; tiếng Trung phồn thể: 八年 抗戰). Tuy nhiên vào năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành một chỉ thị đặt tên cho cuộc chiến trong sách giáo khoa là "Kháng chiến mười bốn năm" (tiếng Trung giản thể: 十四 年 抗战; tiếng Trung phồn thể: 十四 年 抗戰) để phản ánh cuộc xung đột trước đó với Nhật Bản từ năm 1931.[27][28] Cuộc kháng chiến này cũng được coi như một phần của "Chiến tranh chống phát xít toàn cầu", theo cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ CHND Trung Hoa nhìn nhận về Chiến tranh thế giới thứ hai.[29][30]

Nhật Bản hiện tại gọi tên cuộc chiến là "Chiến tranh Nhật – Trung" (tiếng Nhật: 日中 戦 爭, Rōmaji: Nitchū Sensō). Tên gọi này được sử dụng phổ biến nhất ở những nước không phải là Trung Quốc và Đài Loan. Khi cuộc xâm lược vào Trung Quốc bản thổ bắt đầu vào tháng 7 năm 1937 gần Bắc Kinh, chính phủ Nhật Bản gọi nó là "Sự biến Hoa Bắc" (tiếng Nhật: 北支事變 / 華北 事變, Rōmaji: Hokushi Jihen / Kahoku Jihen) và khi Trận Thượng Hải nổ ra vào tháng sau, nó đã đổi tên thành "Sự biến Trung Quốc" (tiếng Nhật: 支那事變, Rōmaji: Shina Jihen).[31]

Từ "sự biến" (tiếng Nhật: 事變, Rōmaji: jihen) được Nhật Bản sử dụng vì cả hai quốc gia đều không có tuyên chiến chính thức. Theo quan điểm của Nhật Bản thì việc thu hẹp tên gọi xung đột có lợi trong chuyện ngăn chặn sự can thiệp từ các quốc gia khác, nhất là Vương quốc Anh và Hoa Kỳ vì họ là nguồn cung cấp dầu và thép chính cho đất nước. Một động thái chính thức của xung đột có thể dẫn đến việc Mỹ cấm vận theo Đạo luật Trung lập trong những năm 1930.[32][33] Ngoài ra, do tình trạng chính trị bất ổn của Trung Quốc, Nhật Bản thường tuyên bố Trung Quốc không còn là thực thể chính trị dễ nhận biết để có thể tuyên chiến.[34]

Tên gọi khác

Theo chính sách tuyên truyền của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc xâm lược Trung Quốc được xem như một cuộc "Thánh chiến" (聖戦 (聖戰), seisen?). Đó là bước đầu tiên của khẩu hiệu "Bát hoành nhất vũ" (八紘一宇, tám dây buộc dưới một mái hiên?) do Thủ tướng Nhật Bản Konoe Fumimaro tuyên bố vào ngày 8 tháng 1 năm 1940.[35] Khi cả hai bên chính thức tuyên chiến vào tháng 12 năm 1941, tên cuộc chiến được thay bằng "Chiến tranh Đại Đông Á" (大東亞戰爭, Daitōa Sensō?).

Mặc dù chính phủ Nhật Bản vẫn sử dụng thuật ngữ "Sự biến Trung Quốc" (Shina Jihen) trong nhiều tài liệu chính thức.[36] Tuy nhiên, từ "Shina" lại bị Trung Quốc coi là xúc phạm. Do đó, truyền thông Nhật Bản thường gọi cuộc chiến bằng tên khác như "Sự kiện Nhật – Hoa" (日支事變 (日華事變), Nikka Jiken/Nisshi Jiken?). Cách diễn đạt này được giới truyền thông sử dụng vào những năm 1930.

Cái tên "Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai" không được sử dụng phổ biến ở Nhật vì cuộc chiến mà nước này gây ra với nhà Thanh vào năm 1894 được gọi là "Chiến tranh Nhật – Thanh" (日清戦争, Nisshin Sensō?) chứ không phải là Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ nhất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Trung_–_Nhật http://ajrp.awm.gov.au/ajrp/AJRP2.nsf/530e35f7e2ae... http://www.info.dfat.gov.au/info/historical/HistDo... http://warmuseum.ca/cwm/newspapers/operations/chin... http://www.zora.uzh.ch/17710/3/Angry_Monk_Disserta... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2005-08/1... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64172/64915/5815... http://www.news.cn/english/special/jnkzsl/index.ht... http://www.360guoxue.com:8080/tushuguan/Uploads/Do... http://www.americanforeignrelations.com/E-N/Embarg... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1381991/...